Báo cáo Kết quả giám sát chất lượng môi trường

docx15 trang | Chia sẻ: maudon | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Kết quả giám sát chất lượng môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM TẬP TRUNG HỘ GIA ĐÌNH ÔNG NGUYỄN VĂN CHINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thanh hóa, ngày tháng 1 năm 2015 BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG LẦN 1 NĂM 2015 TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA CẦM TẬP TRUNG TẠI XÃ THIỆU GIANG, HUYỆN THIỆU HÓA, TỈNH THANH HÓA I. MỞ ĐẦU. 1. Giới thiệu chung về cơ sở. 1.1. Vị trí, diện tích trang trại. Trang trại gia cầm của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chinh được xây dựng tại cánh đồng Bể Cao, thôn Đường thôn, xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Toàn bộ diện tích của khu vực trang trại được xây dựng trên phần đất đã được quy hoạch, với tổng diện tích là: 6.412 m2. - Vị trí địa lý khu đất xây dựng trang trại: + Phía đông giáp ruộng canh tác. + Phía tây giáp ruộng và trang trại tổng hợp của hộ gia đình ông Lê Quang Phấn. + Phía nam giáp ruộng canh tác. + Phía bắc giáp ruộng canh tác. 1.2. Mô hình/Quy mô tổ chức chăn nuôi. 1.2.1. Mô hình chăn nuôi: Trang trại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chinh được đầu tư khép kín, chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp. Trang trại chỉ du nhập các con giống khi bước vào sản xuất, sản phẩm trứng của trang trại được trang trại trực tiếp ấp nở ra con giống bán cho thị trường và ngoài ra trang trại còn thường xuyên nuôi kế cận làm hậu bị để thay thế đàn, chỉ nhập mới những giống gà có năng suất cao hơn khi gà của trang trại đã thoái hóa giống. 1.2.2. Quy mô chăn nuôi: Trang trại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chinh đầu tư ổn định với quy mô khoảng 10.000 con gà sinh sản, giống gà Hoa Lương Phượng. Ngoài ra trang trại còn nuôi thêm khoảng 2000 con gà hậu bị để thay thế đàn và khoảng 3000 con gà con. 1.3. Quy trình tổ chức cho gà ăn, uống, vệ sinh và phòng dịch 1.3.1. Phương thức cho gà ăn, uống: - Thức ăn cho gà: Nguồn thức ăn cho gà là loại thức ăn tổng hợp được trang trại mua của Công ty CP thức ăn chăn nuôi Việt Nam và được vận chuyển về kho lưu chữ, sau đó được các công nhân lấy trực tiếp từ bao đổ vào máng ăn công nghiệp cho gà ăn 2 lần/ngày. Lượng thức ăn được các nhân viên kỹ thuật tính toán kỹ lưỡng theo đúng quy trình, kỹ thuật chăn nuôi trước khi cho vào máng để tránh trường hợp thiếu hoặc thừa thức ăn. - Nước uống cho gà: Nước uống cho gà được trang trại lấy từ nguồn nước giếng khoan vào bể lọc rồi mới được dẫn qua các đường ống bằng nhựa PVC đường kính 20mm đến các máng uống tự động cho gà. 1.3.2. Vệ sinh chuồng trại và phòng dịch: - Vệ sinh chuồng trại: + Phân gà được các công nhân thu gom vào bể chứa sau đó được ủ theo quy trình sử dụng hệ vi sinh – Gem (Gem: hóa chất xử lý) trong thời gian từ 25 đến 30 ngày rồi mới bán trực tiếp cho người dân dùng làm phân bón cho cây trồng. + Chuồng trại được các công nhân viên quét dọn hàng ngày, các gầm sàn, rãnh được thiết kế hở nhằm để công nhân dọn vệ sinh phát hiện kịp thời và xử lý các chất bẩn. Nước thải từ chuồng trại được dẫn ra bể xử lý đạt tiêu chuẩn mới thải ra môi trường, xong do trang trại chỉ nuôi gà nên cần khô ráo thoáng mát chính vì vậy trang trại đã dãi cát làm lớp lót ở dưới nên ít khi phải dùng tới nước để rửa. - Vệ sinh thú y: + Trang trại được cách ly tốt với bên ngoài, có hàng rào kín ngăn cách để phòng dịch bệnh. Người ngoài và công nhân mỗi khi vào chuồng trại làm việc phải qua khử trùng và được trang bị bảo hộ lao đông đầy đủ như: Găng tay, khẩu trang, ủng, quần áo lao động riêng… + Xe vào trang trại được khử trùng tại cổng trang trại. + Gà được các nhân viên kỹ thuật tiêm phòng dịch định kỳ theo quy định. + Gà chết được khử trùng và chôn đúng nơi quy định, cách xa trang trại. + Giữa hai kỳ chăn nuôi, chuồng trại được tẩy uế vệ sinh, để trống chuồng trại theo định kỳ quy định rồi mới tiếp tục nuôi lứa sau. 1.4. Nhu cầu sử dụng trong quá trình chăn nuôi. 1.4.1. Nhu cầu lao động. - Phụ trách cơ sở : 01 người. - Lao động trực tiếp : 04 người. - Tổng số lao động : 05 người. 1.4.2. Nhu cầu máy móc, thiết bị. Bảng 1: Các máy móc, thiết bị. TT Máy móc, thiết bị Số lượng Ghi chú 1 Quạt làm mát 4 cái Mới 2 Máy bơm nước 4 cái Mới 3 Máng ăn 300 Mới các loại 4 Máy phát điện 1 cái Mới 5 Máy ấp trứng 3 cái Mới 1.4.3. Nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu. a. Nhu cầu thức ăn : Thức ăn hỗn hợp : - Đối với gà sinh sản : 10.000 con x 140g/con/ngày x 365 ngày = 511.000kg/năm. - Đối với gà hậu bị và gà con : 5.000 con x 70g/con/ngày x 365 ngày = 127.750kg/năm. Vậy bình quân nhu cầu thức ăn cho gà 1 năm khoảng : 638,75 tấn/năm. b. Nhu cầu về nước : Nguồn nước được lấy từ giếng khoan lên bể lọc và lưu trữ ở bể chứa để phục vụ cho người và gia cầm. + Với số lượng 5 công nhân viên làm việc liên tục tại trang trại trung bình sử dụng khoảng 0,5 m3 nước/ngày.đêm. + Nước cung cấp cho chăn nuôi (nước dùng cho vệ sinh chuồng trại và cho gà uống) khoảng : 3 m3/ngày. + Nước dùng cho tưới cây và rửa đường khoảng : 2 m3/ngày. Vậy nhu cầu sử dụng nước của trang trại khoảng : 5,5 m3/ngày.đêm. c. Nhu cầu nhiên liệu và điện năng. - Nhu cầu điện năng tiêu thụ khoảng : 100 KW/tháng. - Nhu cầu dầu Điezel dùng cho chạy máy phát điện dự phòng khoảng : 1 lít/giờ (chỉ dùng khi mất điện). 1.5. Nguồn gốc phát sinh các chất gây ô nhiễm và ảnh hưởng của các chất ô nhiễm đến môi trường. 1.5.1. Nguồn gốc phát sinh các chất gây ô nhiễm. a. chất thải rắn. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của trang trại được phân thành 02 loại: - Chất thải rắn tại trại: Chủ yếu là lượng phân thải của gà và cặn bùn sinh ra trong quá trình xử lý nước thải. - Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: Vải nhựa, thủy tinh, kim loại, cao su, thực phẩm thừa được thu gom, hàng ngày được các công nhân phân loại đưa đến bãi rác của khu vực tập kết sau đó được đưa đi xử lý đúng quy trình. b. Nước thải. - Nước thải từ vệ sinh chuồng trại: Do có công nhân thường xuyên quét dọn chuồng trại nên lượng nước để rửa không nhiều, bình quân khoảng 2m3/ngày. - Nước thải sinh hoạt của công nhân viên làm tại trại khoảng: 0,5m3/ngày.đêm. - Nước mưa chảy tràn: Về mùa đông lượng mưa thấp nên nước mưa chảy tràn quanh khu vực là không đáng kể, nhưng trang trại đã xây dựng hệ thống các rãnh thoát nước mưa xung quanh nhà để thu gom nước mưa chảy tràn và nước mưa từ mái nhà chảy xuống c. Khí thải. Bảng 2: Các nguồn gây ô nhiễm không khí. Hoạt động Nguồn ô nhiễm và chất ô nhiễm Xuất, nhập thức ăn tại kho dự trữ Rơi vãi, bốc hơi, mùi hôi, bụi Vận chuyển thức ăn Rơi vãi, bốc hơi, mùi hôi, bụi Vệ sinh chuồng trại Bốc hơi, mùi hôi, bụi Vận chuyển phân thải Rơi vãi, bốc hơi, mùi hôi, bụi Xử lý chất thải Bốc hơi, mùi hôi Ô nhiễm không khí trong quá trình hoạt động của trang trại là mùi hôi thối bốc ra từ phân của gà, khu vực xử lý chất thải. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí là: NH3, H2S, CH4, CO2, SO2, Metyl meceptan… Tất cả các loại khí thải, các chất thải gây mùi khó chịu đều có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường khôn g khí và sức khỏe con người, mức độ tác động còn phụ thuộc vào nồng độ của chúng trong không khí, thời gian tác động và đặc điểm vi khí hậu tại khu vực đang xét. Ngoài ra các khí này khi gặp trời ẩm ướt sẽ tạo nên các axit ăn mòn các kết cấu công trình đặc biệt là kim loại, ô nhiễm nguồn nước và phá vỡ thảm thực vật, lâu dần sẽ làm mất cân bằng sinh thái trong khu vực. Nhìn thấy được tác hại này trang trại đã sử dụng quy trình ủ phân gà theo phương pháp hệ vi sinh – Gem (Gem: hóa chất giúp phân gà lên men trắng) giảm thiểu mùi hôi thối. d. tiếng ồn. Tiếng ồn chủ yếu sinh ra từ tiếng kêu của gà và máy phát điện dự phòng khi sử dụng. 1.5.2. Tác động của các nhân tố gây ô nhiễm tới môi trường. a. Tác động của khí thải tới môi trường. Khi trại hoạt động, công nhân và những người làm việc tại trại chịu tác động trực tiếp của mùi hôi thối bốc ra từ phân gà, khu xử lý chất thải. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí là: NH3, H2S, CH4, CO2, CO, SO2, CH3SH (Metyl meceptan). Tất cả các loại khí thải, các chất gây mùi khó chịu đều gây ảnh hưởng đến môi trường không khí và sức khỏe con người. Các chất ô nhiễm không khí có thể tác động lên môi trường sống của các loài động thực vật và sức khỏe con người trong khu vực chịu ảnh hưởng, đặc biệt là những đối tượng chịu tác động ở gần khu vực gây ô nhiễm. Tuy nhiên, nguồn gây ô nhiễm không khí đều là nguồn thấp và trang trại cách xa khu vực dân cư nên không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người cũng như động thực vật. b. Tác động từ môi trường nước. Nước thải của trang trại mang theo các tác nhân gây ô nhiễm môi trường như: pH, độ đục, TSS, BOD, COD, NO2-, NO3-, NH4-, Sulfua… Các tác nhân này khi thải vào môi trường nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân và cản trở quá trình quang hóa trong nước, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của các loài thủy sinh. c. Tác động của chất thải rắn. Chất thải rắn của trại gà cần quan tâm là phân gà, nếu không được quản lý tốt sẽ làm ô nhiễm đến môi trường không khí, nước, đất. Trước hết, làm ứ đọng, gây mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng tới môi trường sống của CBCNV trong trang trại và dân cư quanh vùng. Tuy nhiên, các loại chất thải này đã được công nhân của trại thu dọn liên tục hàng ngày, đóng bao, xếp giữ vào nơi quy định và xuất bán ngay cho người dân quanh vùng làm phân bón ruộng, cây trồng các loại. Như vậy, chất thải từ phân gà được bảo quản tốt và bán cho người dân làm phân bón cho cây trồng, góp phần vào việc cải tạo đất hạn chế được phân bón hóa học. d. Tác động do bệnh truyền nhiễm. Trong nghành chăn nuôi gia cầm này điều đáng quan tâm nhất đó là dịch bệnh, dịch bệnh rất dễ bùng phát và lây lan. Hiện nay, dịch bệnh ngày càng diễn ra phức tạp, luôn là mối đe dọa trực tiếp đến công nhân làm việc tại trang trại và đời sống của người dân quanh khu vực cũng như sự phát triển của đàn gia cầm. Vì vậy cơ sở đã có các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: Tiêm phòng định kỳ cho đàn gia cầm, quét dọn vệ sinh chuồng trại hàng ngày, chôn hoặc thiêu hủy các gia cầm chết đúng quy định. Nhìn chung khâu công tác vệ sinh, phòng dịch đảm bảo và an toàn. 2. Căn cứ thực hiện báo cáo. - Luật bảo vệ môi trường số 55/2014 được Quốc hội khoá XIII Nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 23/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. - Nghị định số 29/2011/NĐ-CP, ngày 18/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; - Nghị định số 179/NĐ-CP ngày14/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 30/12/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ Môi trường. - Nghị định số 59/2007/NĐ - CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT, ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ TN&MT; Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT, ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ TN&MT; Các quy chuẩn và tiêu chuẩn đó là: + QCVN 05 :2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. + QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nồng độ một số chất độc hại trong không khí xung quanh. + QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước mặt. + QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước ngầm. + QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. + QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn. + QCVN 40:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. - Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động của Bộ Y tế ban hành kèm theo quyết định số: 3733/2002/QĐ-BYT. 3. Phương pháp thực hiện báo cáo giám sát. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích, đo đạc các thông số môi trường. - Các số liệu đo đạc, khảo sát thực địa về các thành phần môi trường như : + Các chỉ tiêu về nước: pH, TSS, NH4+, COD, BOD, NO3-, Coliform. + Các chỉ tiêu về không khí: Vi khí hậu, tiếng ồn, SO2, CO2, NO2, NH3, H2S, bụi lơ lửng. - Phương pháp so sánh: Từ các số liệu đo đạc thực tế, các kết quả tính toán các chất ô nhiễm và hiệu quả của các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường sẽ được áp dụng tại trs nuôi để đưa ra kết luận về mức độ ô nhiễm môi trường của trang trại so sánh với các tiêu chuẩn môi trường được xác định tại bản cam kết bảo vệ môi trường. II. NHỮNG NỘI DUNG THỰC HIỆN THEO BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT. Trang trại chăn nuôi hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chinh tại thôn Đường Thôn, xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường. Cụ thể: 2.1. Biện pháp giảm thiểu ô niễm môi trường nước. Chất lượng nước sinh hoạt: Nguồn nước được lấy từ giếng khoan bơm trực tiếp lên bể lọc bằng cát và được khử bằng than hoạt tính, lắng xuống bể chứa rồi mới sử dụng. - Nước thải sinh hoạt, nước thải từ nhà vệ sinh (hố tiêu, hố tiểu) có nồng độ chất ô nhiễm cao đã được thu gom và xử lý bằng nhà vệ sinh tự hoại được xây dựng theo đúng như đã cam kết. - Nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt từ tắm, giặt rửa… Hệ thống này bao gồm các rãnh thoát nước kín, tại các cửa chảy vào rãnh có lắp đặt các song chắn rác, được bố trí xung quanh các khu nhà, dọc theo đường nội bộ để tập trung nước mưa từ trên mái nhà đổ xuống, từ sân vườn và được dẫn đến cống thoát nước mưa chung. Từng đoạn cống có hố gas để lắng đọng bùn, cát và nạo vét định kỳ đưa về bãi thải. - Nước thải chăn nuôi: Do trang trại chỉ chăn nuôi gà nên nước thải từ rửa chuồng trại, máng ăn, máng uống không đáng kể nhưng cũng đã được các công nhân thu gom dẫn vào các rãnh bằng bê tông rồi đưa xuống bể Biogas theo đúng quy định. 2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn. Giảm thiểu khí thải: - Bố trí mặt bằng hợp lý, cách xa khu vực dân cư, tránh ô nhiễm và nguồn khí thải của trang trại cho người lao động và khu dân cư. - Quản lý kho: Thức ăn được bảo quản nơi khô ráo, thông thoáng, tránh nắng nóng, mưa dột và có hệ thống gió tốt để tránh phát sinh mùi, gây cảm giác khó chịu trong khuân viên trang trại. - Khu vực chứa chất thải rắn, kho chứa phân thải được bố trí tại nơi thoáng khí được che đậy kín, phân gà được ủ theo phương pháp hệ vi sinh – Gem nên hạn chế mùi hôi. - Phun chế phẩm sinh học hằng ngày để hạn chế mùi vào những nơi phát sinh mùi như kho chứa phân, rãnh gom nước thải, các chuồng trại sau khi làm vệ sinh. - Quản lý trong khu vực nuôi : Gia đình sử dụng các thiết bị cho gà ăn, uống liên tục và tự động. Thức ăn, phân thải khi vận chuyển được bao kín, không rơi vãi để tránh phát sinh nguồn thải không cần thiết. - Thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại, kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, khu chứa, ủ phân gà để giảm thiểu mùi hôi sinh ra. - Đã lắp đặt các hệ thống thông gió cục bộ tại những nơi có nồng độ chất ô nhiễm không khí cao. - Cơ sở đã trồng các loại cây xanh như: Cây Long não, bưởi, keo lá tràm, bạch đàn ở các khu đất trống, xung quanh trang trại để giảm thiểu ô nhiễm không khí, điều hòa vi khí hậu và tạo cảnh quan cho trang trại. Giảm thiểu tiếng ồn: Do đặc thù của trang trại là chăn nuôi gà nên tiếng ồn chủ yếu phát ra từ tiếng kêu của gà và máy phát điện dự phòng, vì thế trang trại đã xây dựng ở ngoài cánh đồng để cách ly với khu dân cư và có gắn các tấm bằng xốp xung quanh tường nhằm hạn chế tiếng ồn. 2.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn. - Phân gà được các công nhân quét dọn thu gom 02 lần/ngày, tránh để gà dẫm đạp bẩn ra sàn. Bố trí các thùng đựng kín để đựng phân gà và các rác thải khác cho tiện thu gom. Phân gà được tập trung tại kho chứa đem ủ thành phân bón, bón cho cây trồng và bán cho người dân. - Rác thải được phân loại : Các loại rác thải như bao bì, nhựa, kim loại, thủy tinh để bán phế liệu, còn lại các loại rác như lá cây, giấy, thức ăn thừa được trộn ủ với phân gà. - Nhà có mái che để tránh nước mưa rơi thấm vào phân và rò rỉ xung quanh. - Gà ốm, chết được cách ly và chôn xa khu vực chuồng trại theo đúng quy định. 2.4. Biện pháp vệ sinh, an toàn lao động và chống cháy nổ. - Hàng năm trang trại đã cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động như: Găng tay, khẩu trang, áo lao động, ủng, dụng cụ lao động cho người lao động trực tiếp làm việc và chú ý đến điều kiện làm việc của người lao động (công nhân được tắm rửa sau mỗi ca làm việc). - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV và người lao động làm việc. - Thường xuyên kết hợp các biện pháp kỹ thuật, tổ chức huấn luyện, tuyên truyền giáo dục về an toàn lao động như (hướng dẫn sử dụng bình cứu hỏa, nội quy, điều lệnh phòng cháy chữa cháy,…) - Trang bị hệ thống báo cháy: đèn hiệu, còi báo cứu hỏa. - Các thiết bị chữa cháy: Bình CO2, thùng cát, xẻng xúc cát, đường ống nước chữa cháy, bơm nước chữa cháy chạy bằng dầu Điezel. 2.5. Các công trình xử lý ô nhiễm môi trường. Bảng 3: Các công trình xử lý ô nhiễm môi trường. TT Công trình xử lý môi trường Đơn vị Số lượng I Xử lý khí thải 1 Quạt hút Cái 04 2 Quạt thông gió Cái 04 3 Cây xanh Cây 55 II Xử lý chất thải rắn 1 Thùng đựng rác chung Cái 04 2 Xe chở phân Cái 01 3 Hố ủ phân m3 05 III Xử lý nước thải 1 Song chắn rác Cái 02 2 Bể tự hoại m3 05 3 Hệ thống đường ống, mương thoát nước mưa, nước thải. HT 01 4 Bể biogas m3 03 Các biện pháp này đã được trang trại thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo đúng cam kết. III. KẾT QUẢ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG. Ngày 15/1/2015 ông Nguyễn Văn Chinh chủ trang trại đã phối hợp với Đoàn Mỏ - Địa chất Thanh Hóa tiến hành đo đạc, phân tích, lấy mẫu, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực trang trại. Kết quả như sau: 1. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí. a. Kết quả phân tích và đánh giá chất lượng môi trường không khí khu vực trang trại. Bảng 4: Kết quả phân tích và đánh giá chất lượng môi trường không khí khu vực trang trại. TT Tên chỉ tiêu ĐVT Kết quả TC 3733:2002/QĐ-BYT KK1 KK2 1 Nhiệt độ 0C 16-34 2 Độ ẩm % < 80 3 Vận tốc gió m/s 0,4- 1,5 4 Tiếng ồn dBA 85 5 Nồng độ bụi mg/m3 10 6 SO2 mg/m3 5 7 NO2 mg/m3 5 8 CO mg/m3 20 9 NH3 mg/m3 17 10 H2S mg/m3 10 11 CH4 mg/m3 Ghi chú: - KK1: Khu vực trung tâm chuồng nuôi. - KK2: Khu vực ủ phân. - TC 3733:2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động. Nhận xét: - Tất cả các chỉ tiêu: Vi khí hậu, nồng độ các khí: SO2; NO2; CO; NH3; H2S; bụi và tiếng ồn đo được trong môi trường lao động của cơ sở đều nhỏ hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT. b. Kết quả phân tích và đánh giá chất lượng không khí xung quanh. TT Tên chỉ tiêu ĐVT Kết quả QCVN 05:2013/BTNMT QCVN 06:2009/BTNMT QCVN 26:2010/BTNMT KK3 KK4 1 Nhiệt độ 0C - - 2 Độ ẩm % - - - 3 Vận tốc gió m/s - - - 4 Tiếng ồn dBA - - 70 5 Nồng độ bụi μg/m3 300 - - 6 SO2 μg/m3 350 - - 7 NO2 μg/m3 200 - - 8 CO μg/m3 30.000 - - 9 NH3 μg/m3 - 200 - 10 H2S μg/m3 - 42 - 11 CH4 μg/m3 0 0 - - - Ghi chú: “ - ”: Không quy định. - KPHT: không phát hiện thấy. - KK3: Khu vực cổng ra vào trang trại. - KK4: Khu vực cách trang trại 50m về cuối hướng gió. - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nồng độ một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn. Nhận xét: - Tiếng ồn đo được tại tất cả các điểm trong môi trường không khí xung quanh của trang trại đều nhỏ hơn giới hạn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn. - Vi khí hậu, nồng độ bụi và các khí: SO2; CO; NO2; NH3; H2S; CH4 đo được trong môi trường không khí xung quanh trang trại đều nhỏ hơn giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nồng độ một số chất độc hại trong không khí xung quanh. 2. Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước. a. Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt và nước mặt. TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả QCVN 02:2009/BYT 1 pH - 6 - 8,5 2 TSS mg/l 3 NO3- theo N mg/l - - 4 NH4+ theo N mg/l 3 5 Colliform MPN/100ml 50 b. Kết quả phân tích chất lượng nước thải trang trại. TT Chỉ tiêu Đon vị tính Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT NT1 NT2 1 pH - 5,5-9 2 BOD5 mg/l 50 3 TSS mg/l 100 4 NO2- theo N mg/l - 5 NH4+ theo N mg/l 10 6 COD mg/l 150 7 Coliform MPN/100ml 5000 Ghi chú: - NT: Nước thải tại vị trí thoát nước thải ra hệ thống chung của khu vực. - QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. Nhận xét: - Từ kết quả phân tích, các chỉ tiêu BOD5; TSS; NH4+; COD; Coliform trong mẫu nước thải tại trang trại trước khi đưa vào hệ thống xử lý vượt QCCP của QCVN 40:2011/BTNMT lần lượt 6,9; 2,9; 17; 4 và 32.106 lần. Các chỉ tiêu còn lại nhỏ hơn giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp. - Sau khi hệ thống xử lý nước thải nồng độ các chỉ tiêu đều đã giảm và nằm trong QCCP của QCVN 40:2011/BTNMT. - Chỉ tiêu NO2- không xác định.

File đính kèm:

  • docxnguyen_van_chinh_5052.docx
Mẫu đơn liên quan