Mẫu dự án cải tạo rừng tự nhiên để trồng cao su

doc28 trang | Chia sẻ: maudon | Lượt xem: 4600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Mẫu dự án cải tạo rừng tự nhiên để trồng cao su, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÙ ĐĂNG BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ ĐỒNG NAI BÁO CÁO ĐẦU TƯ DỰ ÁN CẢI TẠO RỪNG TỰ NHIÊN ĐỂ TRỒNG CAO SU TẠI CHỦ ĐẦU TƯ: BÙ ĐĂNG THÁNG 05/2009 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ 1. Giới thiệu chủ đầu tư: Tên chủ đầu tư: Địa chỉ: Tỉnh Bình Phước. Giấy phép kinh doanh: Số 428/HTX do UBND Huyện Bù Đăng cấp ngày 23 tháng 11 năm 2005. Ngành nghề kinh doanh: Nhận giao khoán đất lâm nghiệp, trồng các loại cây công – nông – lâm nghiệp, trồng cỏ kết hợp sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi và du lịch sinh thái. Dệt thổ cẩm, sản xuất chế biến đồ mộc dân dụng, chế biến mây tre đan. Chăn nuôi, lai tạo và nhân giống các loại. Sản xuất và cung ứng các loại cây con giống. Vốn điều lệ: 2.000.000.000 (Hai tỷ đồng). Từ khi thành lập đến nay, HTX đã nhận giao khoán đất lâm nghiệp và đang tiến hành trồng cao su trên diện tích đất này, hiện tại HTX đã trồng được 18,7 ha cao su và cho đến nay đã được 04 – 05 năm tuổi. Dự kiến trong thời gian sắp tới HTX tiếp tục trồng mới thêm 34,8 ha cao su trên diện tích đất lâm nghiệp được giao khoán. 2. Giới thiệu dự án: - Tên dự án: Dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng cao su - Vị trí: Tỉnh Bình Phước. - Chủ Đầu tư: - Quy mô diện tích của dự án: 137 ha, trong đó: + Diện tích rừng tự nhiên giữ lại để quản lý bảo vệ là 63,5 ha, gồm trạng thái IIB: 63,1 ha và IIIA1 là 0,2 ha và IC là 0,2 ha rải rác xen lẫn giữa trạng thái IIB. + Diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt xin cải tạo: 32,4 ha, gồm trạng thái IIIA1: 27ha, và IIB: 5,4 ha có diện tích <= 1ha rải rác, xen lẫn trong trạng thái IIIA1 xin cải tạo. + Diện tích đất trống(IC): cần cải tạo: 2,4ha. + Đất khác: 38,7ha, trong đó đất đã giao cho các nhà đầu tư: 25,7 ha và đất thâm canh: 9,8 ha liền vùng và 3,2 ha rải rác, xen lẫn, diện tích nhỏ (<=0,5ha) quy hoạch cải tạo trồng cao su. Mục đích cải tạo: Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và đất trống để trồng lại cao su có giá trị kinh tế cao hơn. Nguồn vốn: Vốn tự có của hợp tác xã phú tiến và vốn vay ngân hàng. Kế hoạch thực hiện: năm 2009. CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ I. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Hiện tại đất tại khoảnh 1, 3 tiểu khu 187 thuộc Ban QLRPH Đồng Nai (Nay là nông lâm trường Đồng Nai) với diện tích 137 ha, bao gồm: Đất có rừng: 95,7 ha trong đó Trạng thái rừng non phục hồi ( IIB) là 68,5 ha Trạng thái rừng nghèo (IIIA1) là: 27,2 ha. Đất chưa có rừng (IC) là 2,6 ha Đất thâm canh: 13 ha ( trong đó thâm canh năm 2007 – 2008 là 3,2 ha) Đất khác: 25,7 ha. Theo điều tra khảo sát rừng hiện tại thì các chỉ tiêu bình quân trạng thái thu thập được như sau: STT Chỉ Tiêu Trạng Thái IIB Trạng thái IIIA1 1 Đường kính bình quân (cm) 17,1 14,9 2 Chiều cao bình quân (m) 13,9 12,6 3 Mật độ bình quân(N/ha) 658 423 4 Trữ lượng bình quân (m3) 113,5 46,9 5 Loài cây ưu thế Trâm, giẻ, còng… Trâm, giẻ, hậu phát 6 Mật độ tái sinh (Nst/ha) 1.931 1.512 7 Tái sinh có mục đích (Nmđ/ha) 184 152 Qua kết quả điều tra cho thấy rằng thành phần loài cây ưu thế trong các trạng thái rừng chủ yếu tập trung vào các loài ưa sáng như trâm, giẻ, còng, hậu phát, …các đặc trưng của cấu trúc rừng không đồng nhất, trữ lượng rừng IIB là113m3/ha và trạng thái IIIA1 là 46,9 m3/ha, phần lớn trữ lượng gỗ của các cây có đường kính <25cm, cây có phẩm chất xấu chiếm tỷ lệ cao từ 66,8 – 77,4%, mật độ tái sinh thấp từ 152 – 184 cây/ha, trong đó tái sinh có mục đích chiếm tỷ lệ từ 18-26% cây tái sinh. Điều này cho thấy rừng phát triển chưa tốt, nhất là trạng thái IIIA1, theo tiêu chí của thông tư số 99/2006/TT-BNN và thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008 của Bộ NN&PTNT thì trạng thái rừng IIIA1 của khoảnh 1,3 tiểu khu 187 thuộc loại rừng nghèo kiệt cần cải tạo trồng mới lại rừng bằng cây có giá trị kinh tế cao hơn. Việc thực hiện các giải pháp lâm sinh làm giàu rừng bằng phương pháp trồng lại rừng bằng cây có giá trị kinh tế cao hơn đối với rừng sản xuất là một biện pháp hiệu quả nhất. Hơn nữa, về điều kiện đất đai thì chủ yếu là đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan, đất tơi xốp màu mỡ, độ dầy tầng đất >100cm, khả năng giữ nước trung bình, với điều kiện ở đây rất phù hợp với việc trồng cao su và đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Từ những điều tra khảo sát hiện trạng đất như đã nêu trên thì chủ đầu tư thấy rằng việc cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng cao su là một biện pháp hiệu quả, tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế cao. II. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP DỰ ÁN Quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn một số điều của quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo quyết định số 186/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 Của Thủ Tướng Chính Phủ. Quyết định số 2855/QĐ/BNN-KHCN ngày 17/09/2008 của bộ NN&PTNT về việc công bố xác định cây cao su là cây đa mục đích. Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 19/03/2007 Của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2006-2010. Quyết định số 60/2008/QĐ-UBND ngày 11/09/2008 của UBND tỉnh Bình Phước về việc ban hành quy định về chuyển đổi rừng tư nhiên nghèo kiệt và rừng trồng hiệu quả thấp sang trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày Công văn số 2981/UBND –SX ngày 28/11/2007 của UBND tỉnh về việc chấp thuận cho HTX Phú Tiến cải tạo rừng Tự nhiên tại TK 187 Báo các kết quả kiểm tra hiện trạng rừng và đất đai tại khoảnh 1, 3 tiểu khu 187 thuộc ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Nai, huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước do phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ thực hiện tháng 10 năm 2008 Biên bản kiểm tra và xác nhận hiện trạng rừng công trình kiểm kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại khoảnh 1, 3 tiểu khu 187 thuộc ban QLRPH Đồng Nai ngày 10/10/2008 của chi cục Lâm Nghiệp, chi cục kiểm lâm, hạt kiểm lâm Bù Đăng, Ban QLRPH Đồng Nai, HTX Phú Tiến, Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ. III. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN Cải tạo rừng nghèo kiệt, hiệu quả kinh tế thấp thành những cánh rừng màu mỡ, có giá trị kinh tế cao, chuyển đổi từ trồng rừng hiệu quả thấp sang trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày. Hưởng ứng chủ trương của chính phủ trong việc quản lý và bảo vệ rừng Hưởng ứng chủ trương của UBND tỉnh trong việc quy hoạch, bảo vệ rừng giai đoạn 2006-2010. Góp phần tạo nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương Chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển công nghiệp theo hướng bền vững Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật khi dự án đi vào hoạt động Giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người dân, nhất là các đồng bào dân tộc thiểu số. IV. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG a/ Về triển vọng phát triển của cây cao su ở Việt Nam và thị Trường thế giới Ngành cao su nước ta đang đứng trong Top 10 ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất Việt Nam và đang đứng thứ 4 thế giới về số lượng xuất khẩu. Hơn thế nữa Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng khai thác cao su tự nhiên nhiều nhất thế giới, nên diễn biến tích cực của ngành cao su tự nhiên thế giới thời gian qua đã tác động tăng trưởng ngành cao su Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp săm lốp ô tô là ngành tiêu thụ chủ yếu sản phẩm của cao su tự nhiên. Hàng năm ngành công nghiệp săm lốp ô tô toàn cầu tiêu thụ khoảng 50% sản lượng cao su. Thị trường ô tô đã phát triển mạnh không chỉ ở các nước phát triển mà tại các nước mới phát triển và đang phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á. Đáng kể nhất là hai cường quốc về dân số là Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế rất cao trong những năm gần đây và có ngành công nghiệp săm lốp ô tô đang phát triển nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu ô tô đang tăng của thị trường thế giới và tại chính thị trường của hai quốc gia này. Chính vì vậy, ngành cao su tự nhiên thế giới sẽ phát triển mạnh nếu các thị trường trên phát triển. Cao su Việt Nam cần có chiến lược hướng tới các thị trường này trong dài hạn. Theo các chuyên gia, trong dài hạn, tiềm năng tăng trưởng của ngành cao su vẫn rất tốt nên cơ hội đầu tư vào ngành là khả quan. Các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước hiện đang có tín hiệu lạc quan, lạm phát được kiểm soát, lãi suất đang có xu hướng giảm, giá xăng dầu trên thế giới đang có xu hướng tăng trở lại, nhu cầu của các nước tiêu thụ tiếp tục tăng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực cao su có điều kiện phát triển bền vững. b/ Về khả năng thích ứng và giá trị kinh tế của cây cao su. Theo đánh giá khoa học, cây cao su thuộc nhóm cây dễ trồng, dễ chăm sóc và khai thác, chu kỳ kinh doanh dài, cho khai thác liên tục nhiều năm, các sản phẩm từ cây cao su đều được sử dụng trong cuộc sống; đặc biệt giá trị  và hiệu quả kinh tế đem lại của cây cao su cao hơn hẳn các cây lâm nghiệp khác. Cây cao su trồng và chăm sóc khoảng 6 – 7 năm (đất tốt có thể 5 năm) thì cho nhựa, thời gian khai thác khoảng trên 20 đến 30 năm. Gỗ cao su có thể sử dụng trong công nghiệp chế biến gỗ và xây dựng; hiện giá trị xuất khẩu bình quân đạt 1.200 USD/m3 gỗ thành khí. Hạt cao su được dùng để làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, thức ăn gia súc, hóa chất sơn và các loại phụ liệu khác. Cành khô dùng làm củi, lá khô rụng làm phân. Lá cao su phân hủy có tác dụng cải tạo đất, những vùng đất cằn cỗi sau khi trồng cao su một thời gian có khả năng mầu mỡ trở lại. Cây cao su khi trồng tập trung có khả năng tạo và giữ được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống rửa trôi xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, làm tốt đất và trong sạch không khí, cải thiện môi trường; có thể xây dựng những khu du lịch sinh thái trong rừng cao su, có thể nuôi ong lấy mật trong rừng cao su. Trồng cao su sẽ tạo công ăn việc làm lâu dài cho người lao động, góp phần thay đổi tập quán canh tác, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn miền núi, vùng khó khăn. CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN VÀ HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA ĐIỂM 1/ Giới thiệu sơ lược về tỉnh Bình Phước Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. a/ Vị trí Giáp với Campuchia ở phía bắc và tây bắc, tỉnh Bình Phước còn có địa giới tỉnh liền kề với Đăk Nông ở phía đông bắc, giáp Đồng Nai và Lâm Đồng ở phía đông. Phía nam có Tây Ninh và Bình Dương. Bình Phước trước đây cùng Bình Dương thuộc địa phận tỉnh Sông Bé. b/ Đất đai Diện tích: 6.874,62 km2 (2007) Đất ở: 5.740,43 ha Đất sản xuất nông nghiệp: 292.789,19 ha Đất lâm nghiệp: 336.770,24 ha Đất phi nông nghiệp: 54.870,50 ha Đất chưa sử dụng: 1.221,17 ha c/ Dân số Dân số: 840.747 người (2007) d/ Hành chính Bình Phước có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thị xã và 7 huyện: Thị xã Đồng Xoài (tỉnh lỵ, cách thành phố Hồ Chí Minh 128 km) Huyện Bình Long Huyện Bù Đăng Huyện Bù Đốp Huyện Chơn Thành Huyện Đồng Phú Huyện Lộc Ninh Huyện Phước Long 2/ Giới thiệu về địa điểm thực hiện dự án a/ Vị trí địa lý Khu vực xây dựng dự án thuộc khoảnh 1,3 tiểu khu 187 ban QLRPH Đồng Nai, thuộc địa phận quản lý hành chính xã Thọ Sơn, Huyện Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước. Có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Bắc giáp khoảnh 4 tiểu khu 185 Phía Đông giáp khoảnh 6 tiểu khu 185 Phía Tây giáp phần còn lại của khoảnh 3 tiểu khu 187 Phía Nam giáp khoảnh 2,4 tiểu khu 187. b/ Địa hình. Khu vực dự án có dạng đồi thoải, độ dốc < 70, độ cao giảm dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao so với mức nước biển không quá 100m. c/ Đất đai thổ nhưỡng. Đất trong khu vực dự án chủ yếu là đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan. Đất tơi xốp màu mỡ, độ xói mòn ít, độ PH = 5-6, thành phần cơ giới đất thịt đến thịt nhẹ, độ dày tầng đất > 100cm, tỷ lệ đá lẫn bề mặt <5%, khả năng giữ nước trung bình, như vậy, với điều kiện đất đai thổ nhưỡng hoàn toàn phù hợp cho trồng cao su và đảm bảo sự sinh trưởng phát triển của cây. d/ Khí hậu Khu vực dự án có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất đặc trưng của vùng khí hậu Đông Nam Bộ, không có mùa đông lạnh. Các đặc điểm của khí hậu thể hiện qua các yếu tố sau: Phân làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng tư năm sau. Nhiệt độ: + Bình quân năm: 260C + Bình quân tháng cao nhất:360C + Bình quân tháng thấp nhất: 170C Lượng mưa trung bình năm là 2.300mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 87% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào các tháng 7,8 và tháng 9, mưa gây lũ xảy ra vào các thàng 8, 9 và 10. Chế độ ẩm: khu vực dự án có độ ẩm không khí tương đối lớn, độ ẩm trung bình năm vào khoản 80%, thời kỳ ẩm trùng với thời kỳ mưa nhiều kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 với độ ẩm trung bình từ 85 đến 90%. Tháng có trị số độ ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 8 với trị số trung bình là 90%, trị số độ ẩm tương đối trung bình khoảng 70-75%. Tháng 3 có độ ẩm thấp nhất trung bình khoảng 69-70%. Số giờ nắng trung bình trên 2700 giờ/năm đưa đến tổng lượng bức xạ cao. Kết quả trên cho thấy vùng dự án nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung có điều kiện nhiệt độ rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển cây công nghiệp nhất là những loài ưu sáng mạnh. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt như sương muối, mưa đá rất ít xảy ra, hầu như không có, thỉnh thoảng có hiện tượng sương mù, hàng năm từ 7-9 ngày rảc rác ở các tháng, không ảnh hưởng lớn đến khí hậu, thời tiết trong vùng. Dự báo trong thời gian tới khi diện tích rừng tự nhiên giảm đi sẽ là nguyên nhân xâu xa trong việc suy thoái khí hậu khu vực, nếu không có những giải pháp tích cực trong việc sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung thì những diễn biến xấu về khí hậu có thể xảy ra, sẽ có thể có những đợt nắng nóng kéo dài trước những đợt mưa lũ đột biến. e/ Nguồn nước và thuỷ văn. Nước mặt: Khu vực dự án có một số khe suối nhỏ rất phong phú về trữ lượng nước vào mùa mưa, thường cạn kiệt vào mùa khô. Nước ngầm: Do cấu tạo của tầng địa chất giáp với nhiều suối lớn nhỏ nên mực nước ngầm ở khu vực rất phong phú, có trữ lượng lớn và dễ khai thác ở tầng nông. f/ Giao thông: Trong khu vực dự án có một số đường giao thông hiện hữu chạy xuyên suốt trong khu vực, đường này vận chuyển cây giống trong kỳ trồng rừng trước và có nhiều đường nhánh, nên thường xuyên đựơc rà ủi, sữa chữa nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển cây giống, trang thiết bị phục vụ cho việc trồng cao su kỳ này. Ngoài ra có một số đường mòn nối vào các đường trục chính của khu vực. g/ Tình hình dân sinh. Khu vực thiết kế cách trung tâm xã Thọ Sơn khoảng 6km, nhân dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc H’Mông, phong tục tập quán có đặc thù riêng còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp, đây là nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý và bao vệ rừng. Đời sống của dân cư trong khu vực chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nhờ vào diện tích đất thâm canh trồng cây công nghiệp, chăn thả trâu bò, đời sống còn khó khăn. III. HIỆN TRẠNG Tổng diện tích tự nhiên của khu vực : 137 ha, trong đó: Đất có rừng: 95,7 ha trong đó Trạng thái rừng non phục hồi ( IIB) là 68,5 ha Trạng thái rừng nghèo (IIIA1) là: 27,2 ha. Đất chưa có rừng (IC) là 2,6 ha Đất thâm canh: 13 ha ( trong đó thâm canh năm 2007 – 2008 là 3,2 ha) Đất khác: 25,7 ha. Đất trồng cao su của HTX Phú Tiến: 18,7 ha. Đất giao khoán cho HTX Hưng Thịnh là: 7ha. Biểu 1: Thống kê diện tích các loại trạng thái phân theo khoảnh. STT Hiện Trạng D.Tích Tỷ lệ Theo khoảnh 1 3 Tổng 137 100 111 26 I Đất có rừng 95,7 69,9 85,7 10 IIB 68,5 50 66,1 2,4 IIIA1 27,2 19,9 19,6 7,6 II Đất trống IC 2,6 1,9 2,6 III Đất khác 38,7 28,2 22,7 16 - Đất trồng cao su HTX Phú Tiến 18,7 13,6 14 4,6 - Đất GK HTX Hưng Thịnh 7 5,1 7 - Đất thâm canh, nương rẫy 13 9,5 1,7 11,3 CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO RỪNG I/ Đối tượng cải tạo Tổng diện tích: 34 ha, bao gồm toàn bộ diện tích rừng nghèo trạng thái IIIA1: 27ha và IIB: 5,4ha có diện tích <= 1ha, nằm rải rác, xen lẫn trong trạng thái IIIA1 nghèo kiệt và 2,4ha có trạng thái IC. II/ Các chỉ tiêu đặc trưng cho cấu trúc rừng Theo các kết quả đã được điều tra, đánh giá trong báo cáo kiểm kê hiện trạng rừng và đất đai do phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ thực hiện tháng 10 năm 2008, các chỉ tiêu đặc trưng cho trạng thái rừng như sau: Biểu 2: Các chỉ tiêu về cấu trúc của trạng thái IIIA1, IIB STT Chỉ Tiêu IIIA1 IIB Ghi Chú Đường kính bình quân(cm) 14,9 17,1 Chiều cao bình quân (m) 12,6 13,9 Mật độ bình quân(N/ha) 423 658 Trữ lượng bình quân (m3) 46,9 113,5 Trữ lượng rừng: Tổng trữ lượng rừng là 9.048 m3 (100%), trong đó rừng IIIA1 là 1.275m3 (chiếm 14,1%), rừng IIB: 7.773 m3 (chiếm 85,9%). Biểu 3: Tổng trữ lượng rừng các trạng thái theo khoảnh: Tiểu khu Khoảnh Phân theo trạng thái Tổng IIB IIIA1 1 8.419 7.501 939 3 629 272 356 Tổng 3735 825 2910 III/ Đánh giá hiện trạng rừng đưa vào cải tạo Trạng thái rừng nghèo IIIA1: 27ha và 5,4ha trạng thái IIB. Loại rừng IIIA1 có đăc trưng là độ tàn che 0,3 – 0,4, rừng hình thành sau khi rừng đã bị khai thác hết các cây gỗ quý, cây còn sót lại có mật độ bình quân 423cây/ha, trữ lượng bình quân của trạng thái là 46,9m3/ha. Tán rừng đã bị phá vỡ hoàn toàn, dây leo xâm chiếm nhiều, các cây còn lại đều có phẩm chất xấu và trung bình (cong, sâu bệnh). Loài cây ưu thế thuộc gỗ nhóm IV, V, chiếm 60,8% số cây là 53,5% trữ lượng gồm Trâm, Giẻ, Trường, Săng đen, Dền, Bời lời, Cầy …các loại còn lại thuộc nhóm VII, VIII. Các chỉ tiêu bình quân của trạng thái IIIA1 đưa vào cải tạo: + Đường kính bình quân 14,9 cm, trong đó đường kính từ 6 -14cm chiếm 57,9%, trữ lượng của các cây trong cấp kính này chiếm 15,7 %. Số cây nằm trong các cấp kính 14 – 30 cm chiếm 33,7% trữ lượng của các cây trong cấp kính này chiếm 43,7%, số cây trong cấp kính 30 – 46cm chiếm 1,2%, trữ lượng chiếm 7,10% so với trữ lượng bình quân trên ha. + Chiều cao bình quân: 9,2 m. Quá trình điều tra đánh giá mật độ cây tái sinh 1.512 cây/ha, trong đó mật độ cây tái sinh có triển vọng để tham gia tầng tán rừng là 552 cây/ha (chiếm 36,5%) và số cây có mục đích là 152 cây/ha (chiếm 26,4%). Thành phần loài cây tái sinh chủ yếu là Trâm, Giẻ, Bưởi bung, Trường, Hậu phát, Côm, Săng đen, Bời Lời, Lòng mang, Còng …Nhóm loài cây có giá trị kinh tế cao như gõ, Trai, Sao đen, Sến cát, Dầu, Chai không thấy xuất hiện trong khu vực điều tra. Điều này cho thấy thế hệ cây tái sinh để phát triển thành rừng ở trạng thái rừng IIIA1 trong tương lai đa phần là loài cây có giá trị kinh tế kém, chất lượng thấp, mật độ tái sinh không đảm bảo để phục hồi rừng, nên cần được cải tạo để trồng lại rừng bằng cây có giá trị kinh tế cao hơn. Loại rừng IIB: Mật độ cây tái sinh là 1.931 cây/ha, trong đó mật độ cây tái sinh có triển vọng để tham gia tầng tán rừng là 449cây/ha và mật độ cây tái sinh có mục đích là 184 cây/ha. Thành phần loài cây ưu thế gồm các loài Trâm, Hậu Phát, Trường, Giẻ, Săng đen, Lòng mang, bời lời, Săng mã ….Tình hình tái sinh trong trạng thái IIB cho thấy khả năng phát triển của rừng khá tốt, thành phần loài cây tái sinh khá phong phú có 38 loài khác nhau, trong đó loài chiếm ưu thế là Trâm (27,7%), Hậu phát (10,1%) IV: Phương thức cải tạo Cải tạo toàn diện Tổng diện tích 34,8 ha. Qua nhận diện hiện trạng thực tế có trữ lượng thấp, hệ số tổ thành (theo trữ lượng) được phân theo nhóm gỗ cho thấy trữ lượng rừng là các loài cây thuộc nhóm gỗ được xem là kém giá trị kinh tế ( nhóm VI, VII, VIII), phần lớn là loài cây ít được sử dụng như Trường, Trâm, Cám, Lòng mang, Cầy…Đối với cây tái sinh mục đích rất kém, mật độ cây tái sinh có triển vọng thấp, khả năng phát triển thành rừng rất hạn chế. Nếu nuôi dưỡng rừng để thực hiện khai thác thì giá trị thấp và diện tích rừng quản lý bảo vệ không thuận tiện cho việc phát triển đầu tư cải tạo trồng lại theo hướng công nghiệp. Căn cứ các tiêu chí trên nếu không đưa vào cải tạo mà tiếp tục khoanh nuôi bảo vệ thì không có hiệu quả. Mục tiêu cải tạo Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt IIIA1 và những trạng thái IIB có diện tích <=1ha nhỏ lẻ, rải rác nằm xen lẫn giữa trạng thái IIIA1 để trồng lại cây lâm nghiệp, cụ thể là cây cao su có giá trị kinh tế cao hơn, thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 2918/UBND –SX ngày 28/11/2007. Nhằm: Thay thế toàn bộ loài cây trồng kém chất lượng thành loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, đảm bảo mục đích kinh doanh rừng kinh tế. Phát huy cao nhất tìm năng đất đai và các điều kiện tự nhiên thuận lợi khác để kinh doanh, ổn định và phát triển rừng sản xuất, tạo nhiều sản phẩm. Kinh doanh rừng sản xuất theo hướng sử dụng bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng đất. Nâng cao độ che phủ đất, chống suy thoái đất, hạn chế xói mòn, lũ lụt, cải thiện môi trường sống. CHƯƠNG V: BỐ TRÍ SỬ DỤNG ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN I. Bố trí sử dụng đất Với mục đích chính là cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng lại rừng, trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao hay nói chính xác là trồng cao su và thu hồi một số đất xâm canh mới 2007 – 2008 nằm rải rác, xen lẫn giữa trạng thái rừng nghèo kiệt cần cải tạo, được UBND tỉnh thuận chủ trương theo công văn số 2981/UBND –SX ngày 28/11/2007 tại khoảnh 1,3 tiểu khu 187 với diện tích đất tổng thể là 137 ha, trong đó đất dành cho dự án là 101,5 ha được sử dụng để trồng cao su và quản lý bảo vệ rừng với quy hoạch chi tiết như sau: Diện tích đất trồng cao su: 38ha trong đó được quy hoạch cụ thể: Trạng thái IIIA1: 27ha Trạng thái IIB: 5,4ha Trạng thái IC: 2,4ha Thâm canh: 3,2ha Quản lý bảo vệ rừng tự nhiên: 63,5 ha. Trạng thái IIB: 63,1 ha Trạng thái IIIA1: 0,2 ha nằm xen lẫn giữa trạng thái IIB Trạng thái IC: 0,2 ha nằm xen lẫn giữa trạng thái IIB II. Lợi ích của việc bố trí sử dụng đất rừng Góp phần sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng và đất rừng Tăng diện tích che phủ của rừng bằng các biện pháp trồng mới các loại cây có giá trị kinh tế cao, có độ che phủ kín, điều hòa khí hậu, giữ được nguồn nước thiên nhiên. Ngăn chặn nạn phá rừng, nâng cao phẩm chất rừng bằng các biện pháp lâm sinh trong khoanh nuôi, quản lý bảo vệ rừng Tạo nguồn nguyên liệu, thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực Tạo việc làm ổn định, giải quyết một số lượng lớn lao động nhàn rỗi tại đại phương khi dự án đi vào hoạt động. Định hướng phát triển kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước. CHƯƠNG VI: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN SƠ BỘ VỀ CÔNG NGHỆ. I. Kỹ thuật khai thác mũ Mở miệng cạo: sau khi thiết kế và chuẩn bị vật tư đầy đủ như kiềng, chén, máng … ta tiến hành cạo xả 3 nhát dao: Nhát 1: Cạo chuẩn Nhát 2: Vạt thêm Nhát 3: Hoàn chỉnh miệng cạo, cạo ép má dao từ từ đến độ sâu cạo quy định, tránh cạo phạm khi mở miệng cạo. Mức độ hao vỏ cạo lúc mở miệng cho phép tối đa 2,0 cm. Thời vụ cạo mũ: Việc mở miệng cạo các vườn cây mới đưa vào khai thác được tiến hành vào các tháng 3-4 và tháng 10-11. Đối với vườn cây đang khai thác, hàng năm vào mùa rụng lá, nghỉ cạo lúc lá bắt đầu nhú chân chim. Việc cạo mũ lại chỉ tiến hành khi cây đã có tán lá ổn định. II. Kỹ thuật phòng chống bệnh hại chính của cây cao su: Cao su thường xuất hiện một số bệnh chủ yếu sau đây, phòng và trị bệnh phải đúng theo quy trình kỹ thuật đã được ban hành: Bệnh phấn trắng lá: Đối với vườn nhân, ươm, các vườn cây kiến thiết cơ bản sử dụng một trong các loại thuốc bột thấm nước Kumulus 0,3%, Sumieight 0,2% hoặc rắc bột lưu huỳnh 9- 12kg/ha, phun lên tán lá khi cây có 10% lá non như chân chim trên vườn và ngừng khi 80% khi lá đã già. Thực hiện phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày vào buổi sáng ít gió. Riêng đối với vườn cây khai thác áp dụng biện pháp gián tiếp như tăng cường phân bón vào cuối mùa mưa. Bệnh héo đen đầu lá: Sử dụng các thuốc Booc Đô 1% Daconil 0,2% Sumieight 0,15%, Oxyclorua đồng 0,5%, chỉ phun trên tán lá non, chu kỳ phun từ 7-10 ngày/lần. Bệnh rụng lá mùa mưa và thối trái: Phun thuốc Booc Đô 1% hoặc Ridomil MZ – 72 từ 0,3 -0,4%. Trên chồn non bị nhiễm bệnh phải cắt bỏ phần bị thối và bôi thuốc nước chấm nâm gây bệnh, ngay sau đó bôi Vaselin. Trên cây khai thác bôi thuốc Ridomil 2% để chống bệnh mặt cạo Bệnh đốm mắt chim: Phun các loại thuốc Daconil, Dithane M-45 0,3% hoặc booc đô 1% để chữa bệnh. Bệnh khô ngọn khô cành: Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà có biện pháp sử lý thích hợp như bón phân chống rét, chống hạn, làm cỏ sạch sẽ. Bệnh nấm hồng: Dùng thuốc Validacin 5L nồng độ 1,2%, phun bằng bình phun đeo vai có vòi nối dài. Trên cây chưa cạo mũ có thể quét Boóc đô đặc tỷ lệ 1/4/20 (1 phèn + 4 vôi + 20 nước) hoặc phun booc đô 2%. Bệnh loéc sọc mặt cạo: Sử dụng thuốc Ridomil MZ – 72 pha nồng độ 2% quét hoặc phun trên miệng cạo sau khi thu mủ. Các cây bị bệnh nặng có thể phải nghỉ cạo. Bệnh thối mặt cạo: Quét thuốc Ridomil MZ-72 2%, lặp lại 3-4 lần mỗi lần cạo và sau đó bôi Vaselin lên vết cạo để chống mối mọt. Bệnh khô miệng cạo: Nghỉ cạo 1-2 tháng sau đó kiểm tra tình trạng bệnh nếu khỏi thì cạo lại với cường độ nhẹ. CHƯƠNG VII: QUY MÔ, GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ VÀ CHI PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN Chu kỳ của cây cao su từ khi trồng đến khi

File đính kèm:

  • docMau Du An Dau Tu Cai Tao Rung Tu Nhien De Trong Cao Su.doc
Mẫu đơn liên quan