Đơn đề nghị cấp C/O (Kèm theo thông tư thực hiện quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN)

doc4 trang | Chia sẻ: maudon | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đơn đề nghị cấp C/O (Kèm theo thông tư thực hiện quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ lục V-1 PHỤ LỤC 10 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O (Ban hành kèm theo Thông tư thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN ) 1. Mã số thuế của doanh nghiệp …………………......... Số C/O: …………………………. 2. Kính gửi: (Tổ chức cấp C/O)………………….. …………………………………………………….. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O Mẫu ….. Đã đăng ký Hồ sơ thương nhân tại ................................................ ...................................................vào ngày....................................... 3. Hình thức cấp (đánh (√) vào ô thích hợp)  Cấp C/O  Cấp lại C/O (do mất cắp, thất lạc hoặc hư hỏng)  C/O giáp lưng  C/O có hoá đơn do nước thứ ba phát hành 4. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O: - Mẫu C/O đã khai hoàn chỉnh - Tờ khai hải quan - Hóa đơn thương mại - Vận tải đơn/chứng từ tương đương - Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu - Giấy phép xuất khẩu       - Hóa đơn mua bán nguyên liệu trong nước - Hợp đồng mua bán - Bảng tính toán hàm lượng giá trị khu vực - Bản mô tả quy trình sản xuất ra sản phẩm - Các chứng từ khác………………………….. …………………………………………………     5. Người xuất khẩu (tên tiếng Việt):………………………….. - Tên tiếng Anh: ……………………………………………… - Địa chỉ: ……………………………………………………… - Điện thoại: …………, Fax: …………Email:.................…… 6. Người sản xuất (tên tiếng Việt):…………………………. - Tên tiếng Anh: …………………………………………… - Địa chỉ: …………………………………………………… - Điện thoại: …………, Fax: …………Email:.................… 7. Người nhập khẩu/ Người mua (tên tiếng Việt): ........................................................................................................... - Tên tiếng Anh: ………………………………………………………………………………………………………… - Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………… - Điện thoại: ………………………, Fax: …………………………Email:...........................................................…… 8. Mã HS (8 số) 9. Mô tả hàng hóa (tiếng Việt và tiếng Anh) 10. Tiêu chí xuất xứ và các yếu tố khác 11. Số lượng 12. Trị giá FOB (USD)* (Ghi như hướng dẫn tại mặt sau của C/O) 13. Số Invoice:……. ……………………. Ngày: ……/…../….. 14. Nước nhập khẩu: ……………………........ 15. Số vận đơn:………………. ……………………………….. Ngày: ……./……../………….. 16. Số và ngày Tờ khai Hải quan xuất khẩu và những khai báo khác (nếu có): ………………………………… ………………………………… 17. Ghi chú của Tổ chức cấp C/O: - Người kiểm tra: …………………………........................... - Người ký: ………………………………............................ - Người trả: ………………………………............................ - Đề nghị đóng: 18. Doanh nghiệp chúng tôi xin cam đoan lô hàng nói trên được khai báo chính xác, đúng sự thực và phù hợp với các quy định về xuất xứ hàng hóa hiện hành. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời khai trước pháp luật. Làm tại………………ngày……..tháng……năm………. (Ký tên, ghi rõ chức vụ và đóng dấu) Đóng dấu (đồng ý cấp) Đóng dấu “Issued retroactively” Đóng dấu “Certified true copy”    PHỤ LỤC 9 HƯỚNG DẪN KÊ KHAI C/O (Ban hành kèm theo Thông tư thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN ) C/O phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy (trừ trường hợp hướng dẫn ở khoản 15 dưới đây). Nội dung khai phải phù hợp với các chứng từ quy định tại Điều 5 và Điều 6 của thông tư. Nội dung kê khai C/O cụ thể như sau: 1. Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam). 2. Ô số 2: Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước. 3. Ô trên cùng bên phải về việc ghi số tham chiếu (do Tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau: a) Nhóm 1: tên nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”; b) Nhóm 2: tên nước thành viên nhập khẩu là các nước thành viên thuộc khối ASEAN, gồm 02 ký tự như sau: BN: Bru-nây MN: Mi-an-ma KH: Cam-pu-chia PH: Phi-lip-pin ID: In-đô-nê-xi-a SG: Xinh-ga-po LA: Lào TH: Thái Lan MY: Ma-lai-xi-a c) Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2009 sẽ ghi là “09”; d) Nhóm 4: tên Tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự. Danh sách các Tổ chức cấp C/O được quy định cụ thể tại Phụ lục 13. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các Tổ chức cấp C/O; đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự; e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”. Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Thái Lan trong năm 2009 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: VN-TH 09/02/00006. 4. Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu và tên cảng dỡ hàng). 5. Ô số 4: cơ quan Hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu √ vào ô thích hợp. 6. Ô số 5: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 C/O, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng). 7. Ô số 6: ký hiệu và số hiệu của kiện hàng. 8. Ô số 7: số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và mã HS của nước nhập khẩu). 9. Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa: Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của C/O: Điền vào ô số 8: a) Hàng hoá có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu theo Điều 3 của Phụ lục 1 “WO” b) Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy theo Điều 4 của Phụ lục 1 - Hàm lượng giá trị khu vực Ghi hàm lượng thực tế, ví dụ “40%” - Thay đổi mã số hàng hóa Ghi tiêu chí cụ thể, ví dụ “CC” hoặc “CTH” hoặc “CTSH” - Công đoạn gia công chế biến cụ thể “SP” - Tiêu chí kết hợp Ghi tiêu chí kết hợp cụ thể, ví dụ: “CTSH + 35%” c) Hàng hóa đáp ứng khoản 2 Điều 6 của Phụ lục 1 (cộng gộp từng phần) “PC x%” trong đó “x” là tỉ lệ phần trăm của hàm lượng giá trị khu vực lớn hơn 20% nhưng nhỏ hơn 40%, ví dụ “PC 25%” 10. Ô số 9: trọng lượng cả bì của hàng hoá (hoặc số lượng khác) và trị giá FOB. 11. Ô số 10: số và ngày của hoá đơn thương mại. 12. Ô số 11: - Dòng thứ nhất ghi chữ “VIET NAM”. - Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu bằng chữ in hoa. - Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp C/O, chữ ký của người đề nghị cấp C/O. 13. Ô số 12: dành cho cán bộ Tổ chức cấp C/O ghi: ngày tháng năm cấp C/O, chữ ký của cán bộ cấp C/O, con dấu của Tổ chức cấp C/O. 14. Ô số 13: - Đánh dấu √ vào ô “Third Country Invoicing” trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba không phải là nước thành viên, hoặc bởi một công ty có trụ sở tại một nước ASEAN đối với lô hàng của công ty được chỉ định giao hàng. Các thông tin như tên và nước của công ty phát hành hóa đơn nêu trên cần ghi vào ô số 7. - Đánh dấu √ vào ô “Back-to-Back CO” trong trường hợp tổ chức cấp C/O của nước trung gian cấp C/O giáp lưng theo Điều 11 của Phụ lục 7. - Đánh dấu √ vào ô “Exhibitions” trong trường hợp hàng hóa gửi từ nước thành viên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một nước khác và được bán trong quá trình hoặc sau triển lãm để nhập khẩu vào một nước thành viên theo Điều 22 của Phụ lục 7, đồng thời ghi tên và địa chỉ của nơi triển lãm vào ô số 2. - Đánh dấu √ vào ô “Issued Retroactively” trong trường hợp cấp C/O được cấp sau do sai sót hoặc vì lý do chính đáng khác theo khoản 2 Điều 10 của Phụ lục 7. - Đánh dấu √ vào ô “Accumulation” trong trường hợp hàng hoá có xuất xứ của một nước thành viên được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh. - Đánh dấu √ vào ô “Partial Accumulation” trong trường hợp hàm lượng giá trị khu vực của nguyên liệu nhỏ hơn 40% nhưng lớn hơn 20% và C/O được cấp nhằm mục đích cộng gộp theo khoản 2 Điều 6 của Phụ lục 1. - Đánh dấu √ vào ô “De Minimis” nếu hàng hóa không thoả mãn tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa vì lý do có một số nguyên liệu có mã số HS trùng với mã số HS của sản phẩm nhưng tỉ lệ trùng này không vượt quá 10% giá trị FOB của sản phẩm theo như quy định tại Điều 9 của Phụ lục 1. 15. Các hướng dẫn khác: - Trong trường hợp có nhiều mặt hàng khai trên cùng một C/O, nếu mặt hàng nào không được hưởng ưu đãi thuế quan, cơ quan Hải quan đánh dấu thích hợp vào ô số 4 và mặt hàng đó cần được khoanh tròn hoặc đánh dấu thích hợp tại ô số 5. - Ô số 13 có thể được đánh dấu √ bằng tay hoặc in bằng máy vi tính./.

File đính kèm:

  • docĐơn đề nghị cấp CO (Kèm theo thông tư thực hiện quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN).doc