Mẫu hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

doc5 trang | Chia sẻ: maudon | Lượt xem: 5418 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mẫu hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẪU HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH BẰNG TÀI SẢN CỦA BÊN THỨ BA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH BẰNG TÀI SẢN CỦA BÊN THỨ BA Số:......./.........HĐ Số đăng ký tại NH:....../...... - Căn cứ Quy chế về các nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25-8-2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Căn cứ Nghị định số 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; - Căn cứ hợp đồng tín dụng (hoặc hợp đồng bảo lãnh) số...... ngày......... tháng......... năm.........giữa và Ngân hàng Hôm nay, ngày......tháng.......năm........tại: Chúng tôi gồm có: 1- BÊN BẢO LÃNH: Ngân hàng (sau đây gọi là Ngân hàng) Địa chỉ: Điện thoại Fax: Tài khoản tiền gửi VNĐ số.....................tại Ngân hàng Tài khoản tiền gửi ngoại tệ số.....................tại Ngân hàng Do ông (bà) Chức vụ: đại diện theo giấy ủy quyền số......... ngày......tháng.......năm........của 2- BÊN NHẬN BẢO LÃNH:Ngân hàng (sau đây gọi là Ngân hàng) Địa chỉ: Điện thoại Fax: Do ông (bà) Chức vụ: Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản theo các điều khoản dưới đây: Điều 1: Mục đích, nội dung và phạm vi bảo lãnh 1- Bên bảo lãnh cam kết vô điều kiện và không hủy ngang bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ của......... (sau đây gọi là bên được bảo lãnh) để được Ngân hàng cho vay (bảo lãnh) theo hợp đồng tín dụng (hoặc hợp đồng bảo lãnh) số....... ngày............. (sau đây gọi là hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo lãnh) giữa bên được bảo lãnh và Ngân hàng với số tiền............bằng chữ 2- Bên bảo lãnh lãnh nghĩa vụ trả nợ của bên được bảo lãnh theo lịch tar3 nợ ghi trong hợp đồng tín dụng (hoặc hợp đồng bảo lãnh). Điều 2: Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ của bên bảo lãnh 1- Bên bảo lãnh dùng các tài sản để thế chấp, cầm cố dưới đây (sau đây gọi là tài sản bảo đảm để đảm bảo nghĩa vụ bảo lãnh: Loại tài sản Giá trị Giấy tờ gốc Ghi chú 1- Tài sản do bên bảo lãnh giữ ............................................. 2- Tài sản do Ngân hàng giữ ...................................... Tổng số Các chi tiết khác về tài sản bảo đảm theo Phụ lục đính kèm 2- Bên bảo lãnh cam kết - Các tài sản bảo đảm nói tại khoản 1 Điều này hoàn toàn thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng (đối với quyền sử dụng đất) hợp pháp của Bên bảo lãnh và Bên bảo lãnh có đầy đủ quyền dùng tài sản đó để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng. - Các tài sản bảo đảm này hiện không sử dụng làm thế chấp, cầm cố dưới bất kỳ hình thức nào để đảm bảo cho một nghĩa vụ nào khác; không bị tranh chấp về quyền sở hữu, sử dụng. Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh 1- Trả nợ gốc, lãi vay, phí và tiền phạt (nếu có) thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình để trả nợ cho Ngân hàng theo hợp đồng tín dụng (hoặc hợp đồng bảo lãnh). 2- Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến năng lực bảo lãnh của mình cho Ngân hàng (bao gồm cả những thông tin về tình trạng tài sản bảo đảm, cơ cấu tổ chức...) trong quá trình bảo lãnh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin đó. Ngân hàng có quyền kiểm tra tính chính xác của các thông tin này. 3- Thực hiện đăng ký, công chứng tài sản bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền, thanh toán các chi phí đăng ký, công chứng, kiểm định tài sản bảo đảm liên quan đến hợp đồng này (nếu có). 4- Mua bảo hiểm cho các tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ, quyền thụ hưởng tiền bồi thường thuộc Ngân hàng. 5- Giao tài sản do Ngân hàng giữ cho Ngân hàng; giao giấy tờ gốc của tài sản bảo đảm cho Ngân hàng giữ. 6- Bảo quản, áp dụng các biện pháp cần thiết khác để không làm giảm giá trị các tài sản mà bên bảo lãnh giữ (không tính đến hao mòn vô hình và yếu tố trượt giá). Không thay đổi, sửa chữa cấu hình và các bộ phận của tài sản bảo đảm làm giảm sút giá trị tài sản bảo đảm. Nếu tài sản có hư hỏng lớn, cần phải sửa chữa thì phải thông báo cho Ngân hàng biết. Nếu việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm làm giảm sút hoặc mất giá trị tài sản thì phải ngừng ngay việc khai thác, sử dụng đó. 7- Trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, bên bảo lãnh không được bán, trao đổi, chuyển nhượng, cho, tặng, cho mượn, cho thuê hoặc dùng tài sản bảo đảm quy định tại Điều 2 của hợp đồng này để thế chấp, cầm cố, bảo lãnh cho các nghĩa vụ khác nếu không được sự chấp thuận của Ngân hàng. 8- Có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Ngân hàng về: - Những thay đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự; - Đổi tên, thay đổi địa chỉ trụ sở chính; - Bên bảo lãnh đang không quá trình tiến hành thay đổi hình thức sở hữu chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, ngừng hoạt động, giải thể; - Những thay đổi liên quan trực tiếp tới tài sản bảo đảm. 9- Khi thay đổi hình thức sở hữu chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, bên bảo lãnh phải làm đầy đủ thủ tục chuyển giao nghĩa vụ bảo lãnh cho các chủ sở hữu mới trước khi tiến hành bàn giao tài sản để chủ sở hữu mới ký lại hợp đồng với Ngân hàng. 10- Được Ngân hàng thông báo về các nội dung hợp đồng tín dụng ký kết giữa Ngân hàng và bên được bảo lãnh, các thay đổi này nếu làm tăng trách nhiệm của bên bảo lãnh chỉ có giá trị hiệu lực đối với bên bảo lãnh sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của bên bảo lãnh. 11- Được quyền kiến nghị cùng với Ngân hàng tiến hành kiểm tra việc sử dụng của bên được bảo lãnh khi cần thiết. 12- Được khai thác công dụng của tài sản bảo đảm do bên bảo lãnh giữ trên cơ sở bảo đảm giá trị của tài sản. 13- Nhận lại tài sản bảo đảm đã giao cho Ngân hàng giữ, giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản thế chấp, cầm cố từ Ngân hàng sau khi bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình đối với Ngân hàng. Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng 1- Ngân hàng thực hiện việc cho vay (hoặc bảo lãnh) cho bên được bảo lãnh theo nội dung hợp đồng tín dụng (hoặc hợp đồng bảo lãnh) nêu tại Điều 2 hợp đồng bảo lãnh này. 2- Trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng (hoặc hợp đồng bảo lãnh), Ngân hàng phải gửi thông báo trước cho bên bảo lãnh để trả nợ thay. 3- Giữ tài sản bảo đảm theo thỏa thuận; giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng, quản lý và các giấy tờ khác liên quan đến tài sản bảo đảm. 4- Được quyền yêu cầu bên bảo lãnh cung cấp các tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh. 5- Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ vay cho Ngân hàng (bao gồm nợ gốc, lãi, phí, tiền phạt và các chi phí khác phát sinh theo hợp đồng tín dụng). 6- Được quyền xử lý tài sản bảo đảm theo các điều khoản của hợp đồng này và các quy định của pháp luật. 7- Giao lại tài sản bảo đảm mà Ngân hàng đã nắm giữ, toàn bộ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quản lý tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan đã nhận cho bên bảo lãnh sau khi bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình theo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo lãnh này hoặc thay đổi tài sản bảo đảm bằng tài sản bảo đảm khác. Điều 5: Các trường hợp Ngân hàng được quyền xử lý tài sản bảo đảm 1- Bên bảo lãnh không thực hiện đúng các cam kết nêu tại điểm 1 hợp đồng này. 2- Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ khác đã đến hạn. 3- Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh đã bị Tòa án tuyên bố phá sản, bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 6: Các cách thức xử lý tài sản Trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Ngân hàng lựa chọn thực hiện một trong các cách sau: 1- Bên bảo lãnh làm thủ tục gán nợ tài sản cho Ngân hàng nếu Ngân hàng yêu cầu. Giá cả tài sản do hai bên thỏa thuận trên cơ sở mặt bằng giá tài sản cùng loại tại địa phương vào thời điểm đó. 2- Bên bảo lãnh sẽ đứng chủ bán tài sản bảo đảm để trả nợ Ngân hàng. Giá cả tối thiểu của tài sản bảo đảm do hai bên thỏa thuận trên cơ sở mặt bằng giá tài sản cùng loại tại địa phương vào thời điểm đó. Giá bán tài sản bảo đảm không được thấp hơn giá tối thiểu đã thỏa thuận. Thời hạn bán tài sản bảo đảm do hai bên thống nhất. 3- Ngân hàng và bên bảo lãnh tổ chức bán đấu giá tài sản. 4- Ngân hàng có quyền xử lý hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành đấu giá tài sản để thu hồi nợ. 5- Các cách thức khác theo quy định của pháp luật. Điều 7: Xử lý tiền bán tài sản bảo đảm 1- Toàn bộ tiền đặt cọc của người mua và tiền bán tài sản theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này phải gửi vào tài khoản phong tỏa mở tại Ngân hàng để xử lý theo khoản 2 Điều này. 2- Tiền bán tài sản bảo đảm dùng để thanh toán các chi phí xử lý tài sản bảo đảm, trả nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng trong phạm vi, trách nhiệm của bên bảo lãnh, nếu còn thừa thì Ngân hàng sẽ chuyển trả lại cho bên bảo lãnh, nếu thiếu thì bên bảo lãnh vẫn phải có nghĩa vụ đối với khoản nợ còn chưa được thanh toán của bên được bảo lãnh. Điều 8: Thay đổi tài sản bảo lãnh Bên bảo lãnh có thể thay đổi tài sản bảo đảm tại Điều 2 bằng các tài sản bảo đảm khác nếu việc thay đổi đó vẫn đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng. Việc thay đổi này có thể ký thành hợp đồng mới hoặc hợp đồng bổ sung. Điều 9: Điều khoản chung 1- Thông báo: Mọi thư từ, thông báo giữa hai bên được gửi theo địa chỉ ghi tại hợp đồng này và được lập văn bản, có chữ ký của người có thẩm quyền đại diện của các bên, nếu được chuyển bằng bưu điện thì ngày gửi đi được coi là ngày theo dấu xác nhận của bưu điện nơi cơ sở chuyển. Bên nhận coi như đã nhận được nếu thư được chuyển đến địa chỉ nơi nhận trong thời gian từ 7h30 đến 16h30 trong những ngày làm việc; nếu chuyển trực tiếp thì việc giao nhận coi như được thực hiện khi ký giao nhận với bộ phận hành chính văn thư của bên nhận. 2- Xử lý vi phạm hợp đồng: Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng này, nếu một bên phát hiện phía bên kia vi phạm các điều khoản quy định trong hợp đồng thì thông báo cho bên kia biết bằng văn bản và yêu cầu khắc phục những vi phạm đó. Hết thời hạn ghi trong thông báo mà bên kia không khắc phục được thì được quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình theo hợp đồng này. 3- Sửa đổi và bổ sung hợp đồng: Việc sửa đổi và bổ sung các điều khoản của hợp đồng này phải được cả hai bên thỏa thuận bằng văn bản (biên bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng) do đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết; những sửa đổi bổ sung đó có hiệu lực đối với các bên; thay thế, bổ sung các điều khoản tương ứng trong hợp đồng. 4- Giải quyết tranh chấp: Mọi bất đồng phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trên cơ sở thương lượng, bình đẳng giữa hai bên. Trường hợp không tự thương lượng được thì một trong hai bên thông báo bằng văn bản làm căn cứ xác định hợp đồng đã phát sinh tranh chấp (một phần hoặc toàn bộ) để các bên đưa ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Quyết định của Tòa án có hiệu lực bắt buộc đối với các bên theo quy định của pháp luật. Điều 10: Hiệu lực của hợp đồng 1- Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và kết thúc trong các trường hợp sau: - Bên được bảo lãnh đã trả hết nợ gốc, lãi và tiền phạt (nếu có) cho Ngân hàng. - Bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ bảo lãnh. - Việc bảo lãnh được hai bên thỏa thuận thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. 2- Sau khi hợp đồng hết hiệu lực coi như được thanh lý. Trường hợp cần thiết, một bên có thể yêu cầu bên kia lập biên bản thanh lý hợp đồng. 3- Trong trường hợp có sự thay đổi về luật pháp, quy định hiện hành làm cho việc thế chấp, cầm cố tài sản một hoặc một số tài sản bảo đảm nêu tại Điều 2 trong hợp đồng này trở thành vô hiệu thì hợp đồng này vẫn có hiệu lực đối với những tài sản còn lại. Doanh nghiệp phải có biện pháp bảo đảm khác thay thế. 4- Các văn bản, tài liệu liên quan đến hợp đồng này là bộ phận kèm theo có giá trị pháp lý theo hợp đồng. 5- Hợp đồng này được lập thành 02 bản, có giá trị như nhau, bên bảo lãnh giữ 01 bản, Ngân hàng giữ 01 bản. BÊN BẢO LÃNH NGÂN HÀNG (Họ và tên, chức vụ, đóng dấu) (Họ và tên, chức vụ, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docMau Hop Dong Bao Lanh Bang Tai San Cua Ben Thu.doc
Mẫu đơn liên quan